News homepage photo

ASU Vietnam’s student worker, Kim Thai, shares the story of her fellow students’ innovations.

Have you ever tried to walk wearing a baggy raincoat? Have you ever forgotten your umbrella at home on a rainy day? These are the challenges people face every day during Vietnam’s rainy season. To solve this challenge, a group of students from the University of Danang, University of Science and Technology joined the Engineering Projects in Community Service (EPICS) program to create a 2-in-1 transformable umbrella-raincoat. This invention would reinvent how we prepare for rain and demonstrate the power of teamwork to turn an idea into a working prototype. 

The idea for the umbrella-raincoat came as the team members traveled to classes on rainy days. While driving from their homes to classes they’d wear a raincoat. When walking the short distance from the parking lot to the classroom, they’d need to use an umbrella. Teammate Phượng reflected, “We came up with the umbrella-raincoat because we were too lazy to wear raincoats and too lazy to bring an umbrella to class”. These five students spent the next two months following the EPICS model while designing their innovation.

Engineering Students re-invent the Umbrella & themselves through Service Learning

Teammates (from left to right): Đinh Thị Bích Phượng, Lê Đình Đức, EPICS Showcase guest, Phạm Văn Tâm, Trương Ngọc Quang Vinh and Đỗ Cẩm Vân

Starting in September 2019, the team set out to design a working prototype. Through only four short months participating in EPICS, each team member grew as an engineer and a team player. The team encountered many challenges when their first attempt was a technical failure. Using their team motto “If you want to go fast, go alone - if you want to go far, go together" they sought help from the staff at their school’s Maker Innovation Space to build a second working prototype. They demoed the umbrella-raincoat at the EPICS Final Showcase in 2020 to much applause from their peers and faculty.

After demoing their innovation at the EPICS Final Showcase, team leader Cẩm Vân reflected, “Before EPICS, whenever I’d think of an idea, I wouldn’t know how to start it. The EPICS model showed me a step-by-step process to turn my idea into something that really works”. Phượng added, “When I was a kid, whenever someone mentioned engineering, I imagined a man wearing a lab coat working with machines. During high school, I realized engineering is for men and women. That is why I study engineering. I believe that good engineering requires the discipline, thoughtfulness, and detailed focus of a woman.”

The three young men in the team shared how they grew their teamwork skills. Phạm Văn Tâm shared, “After joining EPICS, I learned how to communicate more clearly with my friends”. For Vũ Đình Đức, “I learn to be patient and listen, because everyone has something important to say”. Trương Ngọc Quang Vinh reflected, “Whenever other members felt stressed, I helped them stay positive and motivated”.

Turning the Umbrella-Raincoat from an idea into a working prototype was possible because these students were able to re-think the tools we use everyday, respect each other’s strengths, and work together under stress. The umbrella-raincoat highlights what transformations happen when students begin to see themselves as change-makers and faculty guide them to lead that change.

----

About EPICS     

EPICS is an engineering design challenge that asks university students to identify an engineering-based community issue, form a team of students to tackle that issue, and create a working prototype of a solution. Arizona State University, as an implementing partner of the USAID BUILD-IT Alliance, supports the EPICS program in six Vietnamese engineering universities. Since 2017, ASU faculty and staff have traveled to Vietnam regularly to conduct a number of EPICS curriculum training to prepare Vietnamese faculty to run the EPICS course on their campuses. ASU encourages EPICS in Vietnam as a means to empower young innovators to engineer better communities.



==========



Sinh viên kỹ thuật tái sáng chế chiếc ô và làm mới bản thân

thông qua Học tập Phục vụ Cộng đồng

 

Kim Thái, thực tập sinh tại ASU Việt Nam, chia sẻ câu chuyện về những đổi mới sáng tạo của các sinh viên đồng trang lứa.

Đã bao giờ bạn thử đi bộ trong lúc mặc một chiếc áo mưa rộng thùng thình chưa? Đã bao giờ bạn để quên ô ở nhà vào một ngày mưa? Đây là những thách thức mọi người phải đối mặt hằng ngày trong mùa mưa ở Việt Nam. Nhằm giải quyết thách thức này, một nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã tham gia chương trình Dự án Kỹ thuật Phục vụ Cộng đồng (EPICS) để sáng tạo ra một chiếc áo mưa 2 trong 1. Sáng tạo này sẽ làm mới cách chúng ta chuẩn bị cho những ngày mưa, và chứng minh cho sức mạnh của tinh thần đồng đội để biến một ý tưởng thành một nguyên mẫu thử nghiệm.

Ý tưởng cho sản phẩm áo mưa-ô được đưa ra khi các thành viên trong nhóm sinh viên đến lớp vào những ngày mưa. Khi lái xe từ nhà đến lớp, họ mặc áo mưa. Khi đi bộ một quãng đường ngắn từ bãi đậu xe đến lớp học, họ sẽ cần dùng một chiếc ô. Phượng, một thành viên trong nhóm nói: “Chúng em nghĩ ra chiếc áo mưa-ô này vì chúng em quá lười mặc áo mưa và mang ô đến lớp”. Năm sinh viên này đã làm việc hai tháng sau đó theo mô hình EPICS để thiết kế sáng chế mới.

Sinh viên kỹ thuật tái sáng chế chiếc ô và làm mới bản thân  thông qua Học tập Phục vụ Cộng đồng

Thành viên trong nhóm (từ trái sang phải): Đinh Thị Bích Phượng, Lê Đình Đức, Khách mời cuộc thi EPICS, Phạm Văn Tâm, Trương Ngọc Quang Vinh, Đỗ Cẩm Vân

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2019, nhóm đã bắt đầu thiết kế một nguyên mẫu thử nghiệm. Chỉ qua bốn tháng ngắn ngủi tham gia chương trình EPICS, mỗi sinh viên đã trưởng thành như một kỹ sư và một thành viên nhóm chơi thực thụ. Nhóm đã gặp nhiều thử thách khi thiết kế đầu tiên thất bại về mặt kỹ thuật. Với phương châm “Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”, nhóm tìm sự giúp đỡ từ các cán bộ tại Không gian Sáng chế trường mình để thiết kế nguyên mẫu thử nghiệm thứ hai. Nhóm đã giới thiệu về sản phẩm chiếc áo mưa-ô của mình tại Vòng Chung kết EPICS năm 2020 và nhận được sự khen ngợi từ các sinh viên đồng trang lứa và giảng viên.

Sau khi giới thiệu sáng chế mới của họ tại Vòng Chung kết EPICS, trưởng nhóm Cẩm Vân đã chia sẻ: “Trước khi tham gia EPICS, khi nảy ra một ý tưởng nào đó, em đều không biết làm như nào để bắt đầu triển khai. Mô hình EPICS cho em thấy cả một quá trình gồm từng bước để biến ý tưởng thành một sản phẩm có thể thực sự hoạt động”. Phượng nói thêm: “Khi em còn là một đứa trẻ, mỗi khi có ai đó nhắc đến kỹ thuật, em đều tưởng tượng ra một người đàn ông mặc áo thí nghiệm làm việc với máy móc. Đến khi học Cấp III, em nhận ra kỹ thuật là dành cho cả nam và nữ. Đó là lý do vì sao em chọn học ngành kỹ thuật. Em tin rằng ngành kỹ thuật tốt cần tới tính kỷ luật, sự chu đáo và tập trung vào chi tiết của nữ giới.

Ba chàng trai trong nhóm đã chia sẻ cách họ phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Phạm Văn Tâm nói: “Sau khi tham gia EPICS, em đã học được cách giao tiếp rõ ràng hơn với bạn bè của mình”. Đối với Vũ Đình Đức: “Em học được cách kiên nhẫn và lắng nghe, bởi vì mọi người đều có điều gì đó quan trọng để chia sẻ”. Trương Ngọc Quang Vinh chia sẻ: “Bất cứ khi nào các thành viên khác cảm thấy căng thẳng, em đều giúp các bạn suy nghĩ tích cực và có động lực hơn”.

Việc biến ý tưởng về chiếc áo mưa-ô thành nguyên mẫu thử nghiệm là hoàn toàn khả thi bởi các sinh viên này có thể suy nghĩ lại về công dụng của thứ chúng ta sử dụng hàng ngày, tôn trọng những điểm mạnh của nhau và làm việc cùng nhau dưới áp lực căng thẳng. Sản phẩm áo mưa-ô cho thấy quá trình chuyển biến có thể diễn ra khi các sinh viên bắt đầu tự nhìn nhận bản thân là người tạo ra thay đổi, và giảng viên là người hướng dẫn họ làm nên sự thay đổi đó.

----

Về chương trình EPICS

EPICS là một cuộc thi về thiết kế kỹ thuật, yêu cầu sinh viên đại học xác định một vấn đề kỹ thuật trong cộng đồng, thành lập một nhóm sinh viên để giải quyết vấn đề đó và tạo một giải pháp nguyên mẫu khả thi. Đại học Bang Arizona, với tư cách là đối tác triển khai của Liên minh USAID BUILD-IT, đã hỗ trợ chương trình EPICS tại sáu trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam. Kể từ năm 2017, các giảng viên và nhân viên của ASU đã thường xuyên tới Việt Nam thực hiện một số khóa đào tạo về chương trình giảng dạy EPICS nhằm chuẩn bị cho các giảng viên Việt Nam triển khai khóa học EPICS tại trường sở tại. ASU khuyến khích triển khai chương trình EPICS tại Việt Nam như một phương tiện nhằm trao quyền cho các nhà sáng chế trẻ để xây dựng cộng đồng tốt hơn.